Để Tóc Ướt Khi Ngủ Có Hại Sức Khỏe Không?
Tóc chưa kịp khô khi đi ngủ có thể khiến bạn bị ốm, cảm lạnh hay bị gãy rụng tóc nhiều hơn không?
Để tóc ướt đi ngủ sẽ gây ra vấn đề gì?
Bị ốm
Tóc ướt ban đêm không phải nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường là do cơ thể nhiễm virus thông qua mắt, mũi, miệng chứ không có nhiều mối liên quan với việc để tóc ướt khi đi ngủ.
Nhiễm nấm
Tóc ướt khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng nấm da đầu, dẫn đến tình trạng gàu hoặc viêm da.
Không chỉ ở trên da đầu, khi đó có thể gối cũng chứa nấm. Một số loại nấm có thể gây nhiễm trùng nặng đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
Gãy rụng tóc
Ngủ với mái tóc ướt chính là một nguyên nhân gây hại tới mái tóc. Đó là do tóc yếu nhất khi ướt, và trong khi ngủ, tư thế xoay người, quay đầu có thể khiến tóc bị gãy rụng nhiều hơn.
Phải làm thế nào khi phải ngủ với mái tóc ướt
Nếu không thể sấy tóc trước khi đi ngủ, thì đây là một số điều bạn có thể làm để đi ngủ với mái tóc ướt an toàn nhất có thể:
Thoa dầu dừa lên tóc
Đã có nghiên cứu cho thấy thoa dầu dừa lên tóc có thể bảo vệ tóc ướt khỏi gãy rụng.
Tuy nhiên, đối với những người bị chàm tiết bã nhờn không nên dùng cách này vì dầu dừa có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Dùng dầu xả
Dầu xả giúp niêm phong độ ẩm trong lớp biểu bì tóc, giảm ma sát, giúp tóc giảm gãy rụng hơn. Vì vậy đừng quên bước dùng dầu xả sau khi gội đầu.
Làm khô và gỡ rối tóc càng nhiều càng tốt
Nếu bạn có thể sấy khô nhanh hoặc cố gắng thể tắm sớm hơn một chút để có thêm thời gian làm khô tóc trong không khí thì đó là điều tuyệt vời nhất.
Tóc càng ít ẩm càng tốt để giảm thiểu hư tổn. Nhớ gỡ rối tóc (nhẹ nhàng) trước khi ngủ để giúp tóc bạn không bị căng thêm.
Dùng gối lụa
Ngủ trên một chiếc áo gối lụa sẽ tốt hơn cho da vì nó ít làm khô da hơn và mang lại bề mặt không ma sát. Tương tự đối với tóc, bề mặt dịu nhẹ hơn cũng có thể giúp giảm hư tổn nếu bạn đi ngủ với mái tóc ướt hoặc khô.
Nguồn: https://www.healthline.com/health/sleeping-with-hair-wet#summary
(0) Bình luận “Để tóc ướt khi ngủ có hại sức khỏe không?”
Bài viết mới nhất
Bị rụng tóc sau nhiễm Covid - 19? Phải làm sao?
10-03-2022;
Hậu Covid: Tóc rụng nhiều, cách nào khắc phục?
23-02-2022;
Tiểu đường có gây rụng tóc không?
25-11-2021;
Rụng tóc ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?
23-11-2021;
Lợi ích của lòng đỏ trứng đối với tóc
20-11-2021;
Danh mục
Tags