Rụng Tóc Do Chấn Thương Da Đầu
Tổn thương và hoại tử các nang tóc sau chấn thương da đầu thực tế là kết quả của cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể: Các nguyên nhân có thể gây rụng tóc rất sớm sau chấn thương (có thể là vài giây đến vài phút).
Tụ máu
Sau một chấn thương do tác động của các vật dụng cùn hoặc sắc nhọn, da bắt đầu chảy máu ở hai nơi: Đầu tiên và cũng là nơi tạo cảm giác đau đớn nhất là BÊN NGOÀI da. Thứ hai là bên trong và dưới da. Da đầu có nhiều lớp, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: biểu bì, hạ bì và mỡ.
Lớp biểu bì rất mỏng và dễ bị phá vỡ. Nhiệm vụ chính của chúng là giữ ẩm da giúp da không bị khô. Lớp hạ bì là nơi diễn ra hầu hết các “hành động” liên quan đến da. Các cơ quan tổ chức sống của da chủ yếu nằm chính trong lớp hạ bì này, ví dụ như tuyến mồ hôi và nang lông. Và sau cùng là lớp mỡ: Nó hoạt động như một tấm đệm hay bộ giảm sốc để bảo vệ các cơ quan bên dưới, nhưng vì nó mềm và có mật độ thấp nên đây cũng là nơi hoàn hảo để các mạch máu bị vỡ tích tụ, chảy vào và đọng lại.
Khi máu đông lại một cách tự nhiên sẽ hình thành nên các khối u và có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ cần áp suất tăng cao sẽ gây ra tình trạng giãn nở và tiêu diệt một số nang lông - do chấn thương trực tiếp hoặc do các mạch máu bị tắc nghẽn. Nếu khối máu tụ không được phẫu thuật dẫn lưu hoặc không tự tiêu tự nhiên, canxi có thể bắt đầu hình thành trong cục máu đông khiến nó trở thành một khối u vĩnh viễn giống như xương.
Phù
Đây là tình trạng sưng tấy bắt đầu gần như ngay lập tức sau chấn thương. Đây là một cơ chế tự bảo vệ bình thường được cơ thể sử dụng và có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình mất máu trong trường hợp da đầu bị tổn thương thứ phát do chấn thương từ các vật dụng cùn hoặc sắc nhọn. Bằng cách “phồng” da lên, nó cho phép da đầu có thể chịu một đòn chấn thương khác xảy đến làm lực (hoặc nhiêt ) của chấn thương tác động lên da đầu được trên một diện tích lớn hơn nhiều. Nó giống như cơ thể tạo ra một chiếc gối nhỏ tạm thời trên vùng bị thương.
Đó là một cơ chế kỳ diệu của cơ thể nhưng lại rất dễ làm tổn thương tới các nang tóc. Lớp phù nề có thể chịu áp lực cao đến mức giết chết các chân tóc yếu gần như ngay lập tức. Nhưng cũng có nhiều khả năng là sự giảm tưới máu tới vị trí phù nề là nguyên nhân gây chết hầu hết các nang tóc ngay sau khi sưng da đầu. Nang tóc, giống như các bộ phận sống khác đều phải dựa vào các mạch máu để tồn tại. Sưng phù nề có thể làm bóp nghẹt các mạch máu nhỏ này đủ lâu để ngăn chặn sự tưới máu tới các mô ở xa, do đó gây chết tế bào. Sau 1 thời gian vùng phù nề sẽ tiêu, và nếu bản thân các mạch máu không bị tổn thương, chúng sẽ phục hồi trở lại và máu tiếp tục lưu thông bình thường. Các nang tóc vẫn còn sống sau khi lưu lượng máu giảm đi cũng sẽ có thể phục hồi và phát triển tốt. Tuy nhiên cũng có nang tóc phát triển chậm hơn và một số thì không thể phục hồi, để lại mảng hói trên da đầu.
Xơ hóa (Sẹo)
Đây cũng là một cơ chế bảo vệ bình thường khác của cơ thể và có thể được xem như giai đoạn sau cùng sau chấn thương. Một khi chấn thương ban đầu kết thúc và vùng phù nề hết - da đầu bắt đầu làm cho các vùng bị thương cứng hơn. Hãy tưởng tượng đường may trên quần áo bất kỳ. Vải luôn mềm mại và linh hoạt khi chạm vào cho đến khi bạn chạm vào các đường may, nơi đó rõ ràng sẽ trở nên cứng và thô hơn. Điều này là do dòng chảy đồng đều của các sợi vải đã bị gián đoạn. Điều này cũng tương tự như với da đầu trong trường hợp bị xơ hóa.
Vấn đề chính của xơ hóa là nó hạn chế số lượng mạch máu có thể phát triển qua vị trí đã từng tổn thương. Vì vậy, nếu có các nang tóc nằm ở vùng lân cận vị trí bị xơ hóa đáng kể thì chúng thường bị thiếu dinh dưỡng, yếu hoặc chết. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc hoàn toàn, rụng từng mảng, hoặc các sợi tóc mỏng rõ rệt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại xơ hóa đều xấu. Trên thực tế, nó rất cần thiết cho biện pháp cấy ghép tóc thành công. Khi các mảnh tóc cấy ghép được đưa vào các khe nhỏ bên trong vùng bị hói, các bác sĩ thực sự cần dựa vào quá trình xơ hóa để khóa mảnh ghép vĩnh viễn. Nó sẽ giúp giữ cho các sợi tóc cấy ghép không bị kéo ra,và phần da xung quanh không bị rách. Tóc được cấy sẽ mọc rễ bằng cách xơ hóa đến lớp hạ bì xung quanh và sau đó chuyển sang chế độ ngủ. Khoảng 4 tháng sau những sợi tóc này sẽ phục hồi và sinh ra những sợi tóc mới.
Ngọc Hà dịch
(0) Bình luận “Rụng tóc do chấn thương da đầu”
Bài viết mới nhất
Bị rụng tóc sau nhiễm Covid - 19? Phải làm sao?
10-03-2022;
Hậu Covid: Tóc rụng nhiều, cách nào khắc phục?
23-02-2022;
Tiểu đường có gây rụng tóc không?
25-11-2021;
Rụng tóc ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?
23-11-2021;
Lợi ích của lòng đỏ trứng đối với tóc
20-11-2021;
Danh mục
Tags