Tìm Đúng Nguyên Nhân Để Chữa Nhanh Rụng Tóc
Rụng tóc không chỉ ảnh hưởng tới diện mạo của bạn, mà nó còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Rụng tóc là vấn đề thường gặp phổ biến nhất tại phòng khám của bác sĩ da liễu, tuy nhiên hầu như các trường hợp rụng tóc đều có thể chữa khỏi. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm đúng nguyên nhân rụng tóc và điều trị sớm.
Rụng tóc là gì?
Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân, ước tính có hơn một nửa số phụ nữ sẽ bị rụng tóc ít nhất một lần trong đời.
Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị rụng tóc là:
- Tóc thưa và mỏng hơn.
- Các mảng hói xuất hiện và tăng kích thước theo thời gian.
- Rụng tóc và/hoặc mất các nếp tóc.
- Phần rẽ ngôi trên da đầu bị mở rộng ra.
Trung bình lượng tóc rụng từ 50 đến 100 sợi mỗi ngày là điều bình thường, còn nếu bạn bị rụng nhiều hơn thì có nghĩa là bạn đã bị rụng tóc bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân rụng tóc, hãy tham khảo những nguyên nhân dưới đây nhé
1. Rụng tóc do tuổi tác
Hầu như tất cả mọi người sẽ thấy tóc rụng và mỏng dần khi họ bắt đầu vào tuổi trung niên. Tế bào của cơ thể chúng ta liên tục phát triển và chết đi ở mọi lứa tuổi, nhưng khi chúng ta già hơn, các tế bào chết nhanh hơn so với tế bào tái tạo mới. Đó là lý do tại sao người lớn tuổi thường có xương yếu hơn và da mỏng hơn.
Khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất lượng dầu ít hơn trên da đầu, điều này có thể làm cho tóc yếu và dễ gãy. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc thưa và rụng.
2. Rụng tóc do di truyền
Đây là loại rụng tóc phổ biến nhất, còn gọi là rụng tóc nội tiết tố, có liên quan tới di truyền và tuổi tác, thường được gọi là hói đầu nam hoặc nữ. Đây là một dạng rụng tóc nghiêm trọng hơn bình thường, bắt đầu từ tuổi thanh niên và rụng nhiều dần lên theo tuổi tác.
Đối với nam giới, kiểu rụng tóc này thường bắt đầu ở vị trí thái dương và lan rộng đến đỉnh đầu. Cũng có trường hợp tóc rụng từ vị trí đỉnh đầu.
Đối với phụ nữ, đầu tiên bạn có thể nhận thấy nơi bạn rẽ ngôi, tóc sẽ mỏng dần, phần da đầu trắng không có tóc mở rộng ra.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số gen có thể gây hói. Một trong những gen đó liên quan tới sự thay đổi của các hormone được gọi là androgen, đôi khi được gọi là hormone nam.
3. Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Những chị em mắc các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) có mức androgen cao hơn, có thể gây hói đầu nữ. Nếu bạn là phụ nữ bị rụng tóc nhiều và có thêm bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn có thể đi kiểm tra nồng độ hormone của mình:
- Nhiều mụn
- Ria mép sậm màu hoặc lông trên cơ thể nhiều
- Kinh nguyệt không đều
Những vấn đề khác có thể gây ra những thay đổi mức độ hormone của trong cơ thể như mang thai, sinh con, mãn kinh và suy giáp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Ngay cả việc dùng thuốc trị bệnh cũng ảnh hưởng đến lượng hormone của bạn. Ví dụ, một số phụ nữ ngừng uống thuốc t.ránh t.hai có thể bị rụng tóc. May mắn là những tình trạng rụng tóc này đều có thể điều trị được bằng các phương pháp thích hợp.
Xem thêm: Rụng tóc sau sinh và cách điều trị hiệu quả nhất
4. Căng thẳng trong cuộc sống
Đột nhiên có một ngày bạn thấy tóc rụng rất nhiều trên gối, trên sàn nhà, trên quần áo và mắc kẹt trong ống thoát nước nhà tắm. Chỉ cần vuốt tóc đã rụng cả năm, khiến bạn ngại chải đầu. Trong y học gọi điều này là Telogen effluvium (tạm dịch là giai đoạn tóc thoái hóa quá mức)
Trong thời gian Telogen effluvium, bạn có thể cảm thấy như mình sắp bị hói đến nơi rồi. Hãy yên tâm! bạn sẽ không bị hói đâu. Telogen effluvium là một phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng. Tóc bắt đầu rụng nhiều 2 đến 3 tháng sau một sự kiện thể chất hoặc cảm xúc căng thẳng mà bạn gặp trong cuộc sống và đạt đỉnh điểm khoảng 4 đến 5 tháng sau đó. Theo thời gian, cơ thể bạn sẽ điều chỉnh lại và tóc dần dần ngừng rụng. Trong vòng 6 đến 9 tháng, mọi thứ trở lại bình thường.
Những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như mất người thân, đổ vỡ hạnh phúc gia đình, trải qua cuộc phẫu thuật hoặc được bệnh viện chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo đều có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc. Nhưng bản thân rụng tóc cũng có thể gây căng thẳng ngược lại, dẫn đến một vòng luẩn quẩn. Đừng quá lo Telogen effluvium chỉ là tạm thời, bạn sẽ không bị hói đâu, và tóc của bạn sẽ mọc trở lại.
5. Thiếu hụt dinh dưỡng
Đây là một dạng rụng tóc Telogen effluvium mạn tính. Loại rụng tóc này thường bắt đầu chậm khi bạn thiếu dinh dưỡng và kéo dài trên 6 tháng khi bổ sung dinh dưỡng trở lại. Nguyên nhân thường liên quan đến sự thiếu hụt lượng sắt, vitamin D và kẽm.
Sự thiếu hụt vitamin thường dễ dàng điều trị bằng việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại bổ sung cho rụng tóc.
6. Bệnh tự miễn
Rụng tóc từng mảng là một dạng rụng tóc tự miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang tóc khỏe mạnh, khiến tóc rụng đi.
Khi đi làm tóc, thợ làm tóc có thể thấy trên da đầu bạn xuất hiện một mảng tóc rụng. Hoặc bạn có thể nhận thấy một khoảng trắng trên lông mày hoặc một cụm lông mi bị rụng mất. Nếu bạn là đàn ông, bạn có thể nhận thấy một mảng trắng trên râu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nó có liên quan với giai đoạn bạn bị căng thẳng cao độ.
Thông thường, rụng tóc từng mảng xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều mảng, có kích thước bằng đồng xu. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng lông nào trên cơ thể. Trong chứng rụng lông tóc toàn thân, tóc sẽ rụng toàn bộ da đầu và lông trên toàn cơ thể.
Tin tốt là các nang tóc vẫn còn sống. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ tự mọc trở lại theo thời gian khi có sự điều trị chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, chứng rụng tóc từng mảng thường tái phát nhiều lần.
7. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến da đầu và khiến cho tóc rụng. Điều này xảy ra khi vi khuẩn, nấm men phát triển quá mức và xâm nhập vào các nang tóc. Nó cũng có thể gây nên các vết sưng mủ, mẩn đỏ và đóng vảy trên da đầu, có thể có cảm giác ngứa hoặc thậm chí đau trên da đầu. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay lập tức.
Nhiễm nấm da đầu rất dễ lây lan và là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Để phòng tránh, không dùng chung mũ và khăn quàng cổ.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng da đầu đều có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm phù hợp. Nếu không điều trị, những nhiễm trùng này có thể dẫn đến thoái hóa chân tóc và để lại sẹo vĩnh viễn, và bạn sẽ không mọc được tóc vĩnh viễn.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra rụng tóc. Đó là do tác dụng phụ của chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng bị tác dụng phụ đó khi dùng cùng một loại thuốc.
Tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn thấy tóc rụng khi bắt đầu dùng thuốc mới. Họ có thể kê cho bạn một loại thuốc khác và hướng dẫn về cách ngừng dùng thuốc hiện tại một cách an toàn, nếu cần.
9. Tạo kiểu tóc gây chấn thương và viêm
Trên đây là các loại rụng tóc không để lại sẹo, các nang tóc vẫn còn sống và tóc có thể mọc lại. Điều này trái ngược với rụng tóc có sẹo, khi các nang tóc bị phá hủy và tóc không thể mọc lại.
Viêm là nguyên nhân cuối cùng gây ra sẹo rụng tóc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm da đầu có thể đỏ, ngứa, rát và đau. Nhiễm trùng và một số tình trạng viêm da đầu có thể gây phá hủy nang lông. Các phương pháp uốn tạo kiểu tóc gây tổn hại chân tóc như tạo kiểu tóc bằng nhiệt, xử lý tóc bằng hóa chất và các kiểu tóc bó chặt cũng có thể gây ra sẹo và rụng tóc.
Với tình trạng rụng tóc do viêm, thông thường, các bác sĩ da liễu sẽ điều trị với các loại thuốc cụ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên nên điều trị sớm, vì nếu trì hoãn quá lâu, rụng tóc để lại sẹo vĩnh viễn thì không thể chữa được nữa.
>>Xem thêm: Rụng tóc do chấn thương da đầu
10. Hóa trị và xạ trị
Rụng tóc có thể là một nỗi sợ hãi thực sự đối với nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và cần phải điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Thuốc hóa trị thường được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư, để chúng không hình thành khối u hoặc lây lan. Tuy nhiên, vì các tế bào trong nang tóc của bạn cũng phát triển nhanh chóng, hóa chất cũng có thể tiêu diệt tế bào ở nang tóc và ảnh hưởng đến tóc của bạn.
Xạ trị, cũng được sử dụng trong điều trị ung thư, cũng có thể gây rụng tóc. Xạ trị thường chỉ ảnh hưởng đến vùng lông của vị trí được điều trị.
Với cả hai loại phương pháp điều trị ung thư trên, rụng tóc thường chỉ là tạm thời và bạn có thể hy vọng tóc sẽ mọc lại trong vài tháng.
Cần làm gì khi bị rụng tóc?
Nếu bạn đang bị rụng tóc, đừng hoảng sợ. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân rụng tóc của mình (đọc kỹ bài này), nếu bạn nhận thấy đó là các nguyên nhân có thể khắc phục được tại nhà. Bạn có thể sử dụng các liệu pháp tại nhà như dầu gội trị rụng tóc và bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể.
Bộ sản phẩm Dầu gội - Dầu ủ Novoxidyl đã được nghiên cứu lâm sàng trị rụng tóc hiệu quả do nhiều nguyên nhân
Các nguyên nhân không xác định được thì bạn đến gặp bác sĩ da liễu, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tóc và da đầu của bạn; xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề về tuyến giáp hoặc thiếu hụt vitamin; hoặc sinh thiết da đầu: lấy một mảnh da đầu nhỏ và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
Sau khi xác định được nguyên nhân, họ sẽ tư vấn cho bạn các lựa chọn điều trị. Càng bắt đầu điều trị đúng cách tại nhà hay bệnh viện càng sớm thì càng có nhiều cơ hội để tóc mọc lại. Rụng tóc có thể không phải lúc nào cũng có cách chữa trị hiệu quả, nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ cần chăm sóc tốt và sử dụng một vài cách ngay tại nhà cũng giúp ích nếu bạn sử dụng sớm.
Tiến sỹ Maryann Mikhail
Trường Đại học Y khoa Miami Miller
(3) Bình luận “Bác sĩ da liễu chia sẻ cách tìm đúng nguyên nhân để chữa rụng tóc hiệu quả”
2021-05-26 18:49:30
2021-05-26 18:49:27
2021-05-26 18:49:24
Bài viết mới nhất
Bị rụng tóc sau nhiễm Covid - 19? Phải làm sao?
10-03-2022;
Hậu Covid: Tóc rụng nhiều, cách nào khắc phục?
23-02-2022;
Tiểu đường có gây rụng tóc không?
25-11-2021;
Rụng tóc ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?
23-11-2021;
Lợi ích của lòng đỏ trứng đối với tóc
20-11-2021;
Danh mục
Tags